Giao mùa, những bệnh gì sẽ hỏi thăm bạn?

Thời tiết giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa, bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh, đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi sôi mạnh. Giao mùa cũng là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết.

Cảm cúm

Giao mùa là lúc bệnh cảm cúm phát triển. Nếu thấy hiện tượng chay nước mắt, mũi, hắt xì liên tục, đau đầu, chóng mặt, bạn có thể nghĩ đến khả năng mình đã bị cảm cúm. Hơn hết để phòng ngừa, hãy ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng, rửa tay nhiều lần để loại trừ mầm bệnh, nơi ở thoáng mát,  để tránh vi khuẩn, virus trú ngụ.

Bệnh đường hô hấp

Khí hậu hanh khô khi chuyển sang thu, đường hô hấp rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Trong đó đáng lưu ý là bệnh viêm phổi. Khi khổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể,đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.

Triệu chứng hay gặp nhiễm khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng.. đôi khi ho ra máu. Người mắc còn có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở..

Phòng bệnh đờng hô hấp vào mùa thu: Giu ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh mặc đồ quá dày mồ hôi ra nhiều dẫn đến nhiễm lạnh. Vệ sinh cá nhân.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa do vi khuẩn, virus tranh thủ xâm nhập vào cơ thể khi nó chưa kịp thích nghi. đau mắt đỏ sẽ gây cho bạn những khó chịu vùng mắt: mắt đỏ ngầu, nước mắt giàn giụa, sưng nhức mắt.. Và đặc biệt, khiến bạn không tự tin khi giao tiếp.

Do bệnh dễ lây truyền nên tuyệt đối tránh tiếp xúc . Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời nên đeo kính khi ra ngoài, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Nếu mắc bệnh cần nghỉ 7- 10 ngày để cách ly và điều trị dứt điểm, tránh lây sang người khác.

Sốt xuất huyết

Lưu ý không dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Aspirin hoặc ibuprofen nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu. Chỉ dùng thuốc ha sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới BV kịp thời.

Bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đâu họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn chân, đầu gối, mông,,Biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh cần cách ly nguồn lây, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, rửa đồ chơi trẻ bằng xà phòng.

Dị ứng da

Sự chênh lệch giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ da, da dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu…

Đẻ phòng bệnh, bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da, Ngoài da cần vệ sinh cơ thể  sạch sẽ, giữ ẩm cơ thể hàng ngày..

Đau xương khớp 

Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây đau xương khớp. Bạn không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào buổi sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người gầy, xanh xao..

Người bị bệnh đau xương khớp phải chú ý phòng rét và mặc ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm bằng nớc lạnh.

Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến. Nhất là vào mùa thu, khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau tai, đàu, ngứa họng. Viêm  xoang là bệnh khó chữa trị dứt điểm . Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm xoang cần hạn chế ăn đồ lạnh, ra ngoài phải có khẩu trang…

Bệnh dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy vào mùa thu, những người có vấn đề dạ dày sẽ tăng nguy cơ và tái phát triệu chứng do sự kích thích của không khí lạnh, lượng histamin trong máu tăng lên, dịch acid trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hóa bị co bóp mạnh làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng với khí hậu của cơ thể.

Bên cạnh đó do stress đặc biệt là việc học tập quá tải, căng thẳng hoặc ép trẻ ăn nhiều thường làm trẻ đau bụng. Lúc đầu đau bụng chức năng, lâu dần có thể gây loét…

Phòng bệnh,người đau dạ dày cần chú ý mặc ấm, rèn luyện sức khỏe đẻ giảm bớt khả năng phát bệnh, chú ý ăn uống khoa học mỗi bữa, không nên ăn quá no và nên chia làm nhiều bữa, tránh học tập quá tải, không xem tivi,,,,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *