Mẹo hay chữa lẹo mắt, chắp mắt

 

LẸO MẮT( HORDEOLUM)

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi ( Maibomian gland) gây nên.

Khi lẹo mắt mới phát sinh, mi mắt bị sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn, to cỡ hạt gạo. Lẹo mắt thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mắt mưng mủ và vỡ.

Lẹo mắt rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Bạn cần chú ý vị trí mọc lẹo mắt

    Nếu lẹo mắt mọc ở phía trong mi, thường là do viêm tuyến sụn mi. Khi đó, nhìn phía ngoài thấy có một một khối mủ, bọc trong một bao xơ.

   Nếu lẹo mắt mọc ở góc trong gần vùng lệ đạo, viêm tấy, có nhiều mủ thì phải cảnh giác vì vùng này gần tĩnh mạch xoang hang, có thể nhiễm trùng máu.

    Theo Đông y, lẹo mắt chủ yếu do “ phong nhiệt bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, hoặc do ăn quá nhiều các thứ cay nóng, khiến cho hỏa độc uất kết ở tỳ vị mà gây nên bệnh. Lẹo mắt tuy là một chứng bệnh nhiễm trùng, nhưng khi bệnh mới phát, nếu kịp thời đIều chỉnh bằng thuốc, thức ăn hoặc châm cứu, hạt lẹo mắt có thể không mưng mủ và tự tiêu.

    Kinh nghiệm thực tế cho thấy, sử dụng các loại thực phẩm và dược liệu có tác dụng “ thanh nhiệt” , “ giải độc”, “tiêu thũng” và “tá hỏa” để chữa trị lẹo mắt, thường thu được kết quả rất tốt.

 Bạn có thể áp dụng mẹo đơn giản này để chữa lẹo mắt

>> Dùng 2 thìa canh bột vừng đen hòa vào một cốc sữa đậu nành đã đun sôi, sau đó lại hòa thêm 1 thìa canh mật ong vào uống. Uống 1 lần/ ngày, sau khi ăn sáng.

 

CHẮP MẮT CHALAZION

Chắp mắt là chứng viêm mạn tính, do tuyến sụn mi bị nghẽn tắc gây nên. Chắp mắt hay tái phát, người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc. Khi sờ nắn bên ngoài mi mắt thấy có một hoặc vài hạt nhỏ cỡ hạt gạo hoặc hạt đỗ, rắn, ranh giới rõ ràng và không di động theo da, báo hiệu bạn bị lên chắp mắt.

Bạn cần chú ý vị trí mọc chắp mắt

 

    Nếu chắp mắt  nằm trên sụn mi, lật mi lên không nhìn thấy, nhưng sờ ngoài mi sẽ thấy một khối tròn rắn, không sưng, không đỏ, không đau, ấn vào cũng không đau, hoặc chỉ có cảm giác hơi nằng nặng và không sưng mủ trừ trường hợp chắp bị viêm nhiễm.

    Nếu chắp mắt bị dưới kết mạc, lật mi sẽ thấy một khối nhỏ màu vàng hoặc màu xám, khối chắp cọ xát lên giác mạc khiến người bệnh có cảm giác như bị dị vật lọt vào mắt.

    Theo đông y nguyên nhân của bệnh chắp mắt là do tỳ vị vận hóa thất thường hệ tiêu hóa bị rối loạn cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc do thường ngày ăn quá nhiều các thứ hậu vị cay nóng, khiến cho” thấp nhiệt” ngưng tụ lại làm tắc nghẽn mạch lạc mà gây nên bệnh.

Bạn có thể áp dụng mẹo đơn giản này để chữa chắp mắt

>> Điều trị chắp mắt có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Sử dụng cortioid, chích chắp mắt đối với chắp mắt to hoặc chắp dai dẳng (có chỉ định của bác sĩ điều trị) hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát.

Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

 

Chắp mắt, lẹo mắt nên kiêng gì?

  • Không dùng những thứ có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá, tỏi ớt, hẹ, kinh giới.
  • Không ăn những thức ăn có tính kích thích như thịt dê, thịt chó, thủ lợn..
  •  Để giúp chắp mắt, lẹo mắt mau chóng hồi phục hạn chế các món thủy và hải sản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *