3 điều cần biết về viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là bệnh gì?? Bệnh có nguy hiểm không?? biến chứng của bệnh ảnh hường nghiêm trọng đến mắt như thế nào?.

 

Định nghĩa

Viêm loét giác mạc là sự tổn thương viêm nhiễm ở giác mạc.

Viêm loét giác mạc chia thành 2 loại: viêm giác mạc và viêm loét giác mạc.

 

1.Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm loét giác mạc:

  • Do vi khuẩn: vi khuẩn Gr (+) Staphylococcus aureus, Mycobacterium…. vi khuẩn Gr (-) Moraxella, Hemophilus ìnluenza…
  • Do virus: Herpes, zona.
  • Do nấm: Aspergillus Fumigatus, Candida Albicans, nấm sợi…

 

1.1 Yếu tố nguy cơ

  • Khô mắt do thiếu vitamin A.
  • Sang chấn, chấn thương trực tiếp vào giác mạc.
  • Biến chứng của bệnh mắt hột: Viêm kết mạc, bờ  mi, lông xiêu lông quặm.
  • Dùng thuốc làm bỏng giác mạc, cách chữa dân gian đắp lá vào mắt.

 

  1. Làm thế nào biết bạn đang mắc viêm loét giác mạc?
  • Thị lực giảm do mi sưng nề, có dấu hiệu co quắp mi.
  • Mắt đỏ, cảm giác có dị vật trong mắt.
  • Cương tụ rìa: mạch máu kết mạc sâu cương tụ đỏ vùng quanh giác mạc, nhạt dần về phía cùng đồ. Có thể cương tụ và phù nề toàn bộ kết mạc.  
  • Để ý giác mạc thì có thể thấy một, hoặc nhiều ổ loét.
  • Để biết nguyên nhân, bệnh chính xác hơn cần nên đến khám bệnh viện chuyên khoa mắt, ( làm xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ…).

 

  1. Biến chứng viêm loét giác mạc nguy hiểm không?

Theo Mac Donnell, ở Mỹ hàng năm có 30.000 người mắc viêm loét giác mạc.

  • Viêm giác mạc và viêm loét giác mạc gây giảm thị lực và là nguyên nhân gây mù lòa. Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi lao động nên ảnh hưởng đến sản xuất (viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh thường gặp trong chấn thương nông nghiệp).

Năm 1999 viêm loét giác mạc chiếm 2,51%  tổng số bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Mắt TW và 18,69% số bệnh nhân điều trị tại Khoa kết giác mạc. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn và nấm.

  1. Vậy điều trị viêm loét giác mạc như thế nào?

Điều trị viêm loét giác đều theo một nguyên tắc chung.

  • Chống viêm đặc hiệu (kháng sinh) và không đặc hiệu (kháng viêm không có steroid).
  • Viêm loét giác mạc do vi khuẩn: kháng sinh tuỳ theo nguyên nhân hoặc phổ rộng (Oflovid, gentamycin,…)
  • Viêm loét giác mạc do virut: cần dùng thuốc chống virut đặc hiệu (Triherpin, Zovirax…).
  • Viêm loét giác mạc do nấm: cần dùng thuốc chống nấm đặc hiệu (Natacin, Ketakonazol, Sporal,…). Chấm Lugol 5% ổ loét.
  • Phòng chống dính bờ đồng tử vào mặt trước thể thuỷ tinh: tra Atropin 1-4%.
  • Dinh dưỡng giác mạc: Tra dầu A và uống vitami A, dung dịch nhãn khoa: taurine  solopharm 4%, Gilan- Comfort 0,18%..

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *