7 điều cần biết về dịch đau mắt đỏ

Thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao khiến các bệnh lý mắt tăng lên. Đặc biệt, hiện nay dịch Đau mắt đỏ đang là mối quan tâm của nhiều người.

  1. Đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, nguyên nhân thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng thường thấy là đỏ mắt. đặc biệt, bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây truyền thành dịch trong cộng đồng.

  1. Đối tượng mắc bệnh.

Trẻ em thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, vì vậy khả năng mắc bệnh  sẽ cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn, do phần mô kết mạc của người già đã xơ, và lão hóa không thích hợp cho môi trường virus phát triển.

  1. Nhìn vào mắt người đang bị đau mắt đỏ có bị lây không?
  • Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, lây lan nhanh thành dịch.
  • Bệnh lây qua  3 đường chủ yếu : hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.
  1. Triệu chứng nhận biết đau mắt đỏ và bao lâu khỏi bệnh?
  • Dấu hiệu báo trước: sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch sau mang tai..
  • Biểu  hiện toàn phát : đỏ mắt, ra gỉ  nhiều, mắt cộm cộm, rát, vướng mắt nhưng thị lực hầu như không giảm. Bệnh có tính chất bị một mắt sau đó lan sang mắt lành chỉ sau 1-2 ngày.
  • Bệnh thường kéo dài 5- 7 ngày sau đó thuyên giảm và mắt trắng dần ra.
  1. Khi đau mắt đỏ cần dùng thuốc gì điều trị?
  • Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo Taurine Solopharm 4, Gilan Comfort 0,18..  nhỏ 3-4 lần/ ngày.
  • Kháng sinh làm giảm ra gỉ, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Thời gian điều trị khỏi 5-7 ngày.
  1. Biến chứng

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời: có thể bị viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm.., có thể gây sẹo, giảm thị lực, nặng nhất có thể  gây mù lòa. Ngoài ra gây một số bệnh lý khác về mắt: viêm túi lệ, khô mắt, sẹo kết mạc..

  1. Phòng tránh 

  • Phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, dùng khăn mặt miệng của từng người.
  • Giặt sạch khăn mặt với nước ấm, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh cho trẻ nghỉ học trong vòng 5-7 ngày, tránh lây lan lớp học.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn đồ chơi, vật dụng cá  nhân.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9%,  3 lần/ ngày hoặc khi bạn thấy mắt cộm, ra gỉ nhiều.
  • Không dùng chung khăn mặt, không dùng chung đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh .
  • Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện, nơi đông người; Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *